THÔNG TIN TRANG WEBSITE

Tín ngưỡng thờ Then của người dân tộc

Thảo luận trong 'Chuyện đời - Chuyện đạo' bắt đầu bởi khuongtunha, 23/8/19 lúc 21:41.

  1. khuongtunha

    khuongtunha Giáo Sư cấp 1

    Tham gia ngày:
    21/4/18
    Bài viết:
    314
    Đã được thích:
    859
    Điểm thành tích:
    60
    Giới tính:
    Nam
    Nơi ở:
    Cung Trăng
    [​IMG]

    Then là hệ thống tín ngưỡng của người dân tộc:
    Tày,Nùng,Dao,Thái……Nghi lễ hát then và cúng then đã được unesco công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.
    I, Dựa theo văn hóa tín ngưỡng của từng vùng miền và
    Dân tộc có thể chia then thành 3 thể loại then:
    1.Then dòng ( cha truyền con nối)
    2.Then cái (then được ốp bóng)
    3.then tự phát ( được ăn lộc có thể hầu bóng như tứ phủ)
    II, Cấp bậc và những vật dụng cần thiết khi làm then
    Trong đạo then chia ra làm các cấp bậc (phẩm) khác nhau :
    Trong đạo then có chín phẩm tính từ cửu phâm là thấp nhất đến
    Nhất Phấm cao nhất dựa then đai mũ then có thể phân biệt được cấp bậc của thầy then đang làm việc từ cửu phẩm 5 đai mũ đến nhất phẩm 15 đai mũ.
    Trong đời làm thầy then sẽ trải qua các lần làm lễ lẩu then để cấp sắc thể hiện rõ nhất qua màu áo và đai mũ của then.
    Trước khi làm lễ cấp sắc then phải giữ thên chay tịnh từ 3-5 ngay (ăn chay và tịnh thân
    Không quan hệ nam nữ )
    Khi muốn trở thành thầy then thì nhân sinh đến tìm then có tâm có quả cau lá trầu đến để nhờ cậy thầy dẫn lối mở đường để được khai mở con đường (lễ nhập môn then)sau khi chọn được ngày tháng,giờ đẹp làm lễ nhập môn then thì các con then tu tập giữ giới tiếp đến 100 ngày sau sẽ làm lễ cấp sắc (tùy vào từng dòng then có lễ cấp sắc khác nhau).đối với then hầu bóng sẽ thỉnh thánh mời thầy dẫn đàn rui sang khăn cho con then để con then hầu các giá trong hội đồng then( sẽ nói ở phần sau).
    Những vật phẩm cần thiết khi làm lễ cấp sắc và làm việc cho bách gia
    1.khăn phủ diện (đối với then hầu bóng),áo bản mệnhthen theo phẩm đươc cấp sắc)
    2.chùm sóc nhạc (ngựa then khi thầy then làm lễ cho bách gia)
    3.quạt (để quạt phép che chắn cho thầy then khi hành lễ gặp vong)
    4.đàn tính (âm nhạc trong khi qua các cửa thần linh của thầy then )
    5.gương,ấn,bộ gieo quẻ âm dương…..
    Và 1 số vật dụng tùy vào từng thầy then.
    Sau khi làm lễ cấp sắc xong các then cô then cậu sẽ được xuất hồn vía lên mường trời để học quyền phép của then (nam 7 ngày,nữ 9 ngày) trong thời gian xuất hồn vía đi học các then sẽ cấm sứt: không ra ngoài 1mình có người đi cùng,không đến gần ban tờ gia tiên trong nhà,không ngủ chung vợ/chồng (tịnh thân),không an cá chép,cá quả,không ăn thịt động vật(chó,mèo,rắn,chim muông….)
    Các ngày linh của nhà then là 9-19-29 các then phải ăn chay tịnh thân để học quyền phép.ngoài ra còn có mùng 1 và 15 hàng tháng then tụng kinh phẩm phổ môn.
    III,Các thần linh của đạo then
    Đạo then là tam phủ gồm :
    1.thiên phủ là trời
    2.thoải phủ là nước
    3.địa phủ là đất (cỏ ,cây,hoa,lá,vạn vật trên đất đều thuộc địa phủ)
    Trong đạo then :
    .Ngọc Hoàng Thượng Đế giữ vị trí cao nhất
    Phật Bà Quan Âm là Thủy Tổ của nhà then
    .Ngũ Vị Vua Bà (tượng trưng cho kim,mộc,thổ,thủy,hoả ,mẹ ngũ hành)
    .Chúa Bà Then
    .Hội Đồng Then
    .Công Đồng Trần Triều.
    .Phật giáo.
    .các thiên tướng thống soái thiên đình.
    Ngọc Hoàng chia ra 5 hướng gồm :
    .phya cắm ( núi cắm ) hướng đông hiệu Thanh Đế
    .phya đáen ( núi đén) hướng tây hiệu Bạch Đế
    Phya danh ( núi danh ) hướng nam hiệu Xích Đế
    .Phật Bà Quan Âm Bồ Tát hướng bắc hiệu Hắc Đế.
    .Ngọc Hoàng Trấn thủ trung ương hiệu Hoàng Đế.
    Trong 5 hướng kể trên có hương đông nam ,tây nam,đông bắc,tây bắc….là tên ngọn núi huyền thoại.Ngọc Hoàng là trung tâm chiếm vị trí VUA CHA,còn Chúa Then thống soái thiên binh cùng các thiên tướng.
    IV,Các giá hầu then
    - Thỉnh Phật Bà Quan Âm (hầu trong khăn rồi xe giá )
    - Thỉnh Đức Vua Cha Ngọc Hoàng (hầu trong khân rồi xe giá)
    Thỉnh Ngũ Vị Vua Bà (thỉnh trong khăn rồi xe giá)
    Thỉnh Lục Bộ Trần Triều......
    Hầu Đôi Cô Nhà Trần
    Chúa Bà Then .
    Ngài thiên ông chúa cát ( xe giá )
    Ngài tướng pháp ( hầu khi khai đàn mở cho con then)
    Ngài tướng thiên bồng thiên du
    Ngài tướng hỏa thang
    Ngài tướng lôi công hỏa công
    Ngài tướng ngụy trưng dộc cước
    Ngài tướng hiển
    Ngài tướng vạn ác
    Ngài tướng cai bán
    Ngài tướng hác
    Ngài tướng sưu nghiêm
    Ngài tướng nam hải
    Ngài tướng cá
    Cậu bé bản đền then
    Nhị vị thị nữ
    Then hầu chầu tướng ( then tự múa chầu then )
    Ngoài các giá hầu trên tùy từng then sẽ hầu thêm các giá khác : hội đồng cô,hội đồng cậu……..tùy vào then được lộc sẽ được hầu vị đó.
    V/,Những điều cần nhớ khi làm then
    1,mười điều dạy của chúa bà then (con then phải học thuộc và luôn ghi nhớ không được làm sai)
    -không mưu xấu hại người
    -không hoang phí
    -không bất trung
    -không bất nghĩa
    -không bất tín
    -không bất hiếu
    -không theo học kẻ xấu
    -chăm chỉ học hỏi
    -không được kiêu ngạo
    -tận tâm xây đời dựng đậo cứu giúp nhân sanh.
    Sau 2-3 năm tùy vào năng lực của các thầy then (bà then) sẽ được làm lễ đại lễ lẩu then để xin thăng cấp thăng phẩm,xin cấp thêm binh mã

    Nguồn: ST
     
    phuctamphapsu and hoamamxoi like this.
  2. khuongtunha

    khuongtunha Giáo Sư cấp 1

    Tham gia ngày:
    21/4/18
    Bài viết:
    314
    Đã được thích:
    859
    Điểm thành tích:
    60
    Giới tính:
    Nam
    Nơi ở:
    Cung Trăng
    VĂN KHẤN TIÊN CHÚA BÀ THEN , ĐÌNH THẦN TAM PHỦ
    ( dùng cho các then cậu , then nàng con của nhất phẩm quận kim , trước khi làm việc cứu nhân độ thế ) ( nếu là thanh đồng thì khấn đình thần tứ phủ trước tiếp đến văn khấn tam phủ sau )
    ( nam mô a di Đà phật ) 5 lần ( mỗi lần 1 lễ , đủ 5 lễ ) con kính lậy : 9 phương trời 10 phương phật chư phật 10 phương .
    Nam mô Đức phật bổn sư thích ca mẫu ni như lai .
    Nam mô đức tiếp dẫn đạo sư adidaphat .
    Nam mô đại từ đại bi cứu khổ cứu nạn linh cảm quan thế âm bồ tát .
    Con kính lậy hội đồng chư phật , chư pháp .chư tăng . Nam mô phật pháp tăng thiên địa , tam giới thiên chúa tứ phủ vạn linh đình thần tam phủ, ( thiên phủ, địa phủ , thoải phủ )
    con xin tấu thỉnh
    Phật Bà Quan Thế Âm Bồ Tát.
    ĐẠI ĐỨC VUA CHA NGỌC HOÀNG THƯỢNG ĐẾ , HỘI ĐỒNG VUA CHA .
    Con xin tấu thỉnh ĐỨC PHẬT MẪU HOÀNG THIÊN , HỘI ĐỒNG THÁNH MẪU
    con kính lậy :Ngũ Vị Vua Bà
    Con kính lậy: Lục Bộ Công Đồng Trần Triều.
    TIÊN CHÚA BÀ THEN .
    con kính lậy. - THIÊN ÔNG CHÚA CÁT -
    TƯỚNG THIÊN BỒNG THIÊN DU
    - TƯỚNG LÔI CÔNG HOẢ CÔNG
    -TƯỚNG VẠN ÁC
    - TƯỚNG HÁC
    - TƯỚNG CAI BÁN
    -TƯỚNG SƯU NGHIÊM
    -TƯỚNG NAM HẢI
    - TƯỚNG CÁ
    - NỮ TƯỚNG NÀNG HAN
    - CẬU BÉ BẢN ĐỀN
    - NHỊ VỊ THỊ NỮ CÔNG ĐỒNG CHÚA THEN
    - CON XIN KÍNH THỈNH CÁC VỊ THIÊN BINH THIÊN TƯỚNG MƯỜNG TRỜI . xuân thiên ĐINH DẬU NIÊN ........... NGUYỆT ............. NHẬT.........THỜI
    (THEN NÀNG hoặc THEN CẬU CON) . Họ tên................... ( ...... phẩm ............ ) mệnh sinh ....... niên . hành canh ............. tuế.
    ( phu quân hoặc hiền thê ) họ tên mệnh sinh ...... niên , hành canh ....... tuế .
    ( Nam tử hoặc nữ tử ) họ tên - mệnh sinh ...... niên , hành canh ..... tuế .
    Đồng gia môn quyến đẳng tại VIỆT NAM QUỐC ......... ( THÀNH HOẶC TỈNH ) ...... QUẬN ............ PHƯỜNG .......... LỘ ........ GIA SỐ . Xin thành tâm tiến lễ nguyện cầu quốc thái dân an , xây dựng đạo mẫu đạo then cựu ngôi trường tồn ( cầu gì tuỳ ý ) tấu thay lậy đỡ cho tín chủ nào trước khi làm Việc cứu nhân độ thế . Tấu tên tuổi của tín chủ , địa chỉ rõ ràng trước khi thừa hành pháp sự DẠ TẤU CÚI XIN BÁI THỈNH ( adidaphat) 3 lần

    Nguồn: ST
     
    hoamamxoi thích bài này.
  3. khuongtunha

    khuongtunha Giáo Sư cấp 1

    Tham gia ngày:
    21/4/18
    Bài viết:
    314
    Đã được thích:
    859
    Điểm thành tích:
    60
    Giới tính:
    Nam
    Nơi ở:
    Cung Trăng
    Bài hát then tày cổ thật ý nghĩa các then chúng con gắng tu trả nghiệp trần sau này được về mường trời Cõi Tiên Chúa Ngự

    Cõi Thần Tiên
    Chúa truyền binh khiển tướng đến nơi.
    Chốn ngã ba mường trời đẹp quá.
    Nơi này đẹp và lạ hơn trần.
    Nơi này quan và dân cũng vậy.
    Nghèo giàu khi đã đến cửa này.
    Xấu xí hay về đây lột xác.
    Nước Mường Trời tắm mát thành tiên.
    Chúa truyền binh đi lên mường khác.
    Lên tới nơi khoái lạc ngô cang.
    Chốn khéo tay anh chàng Lưu Bốc.
    Lưu Ban làm thợ mộc.
    Lưu Bốc làm nhà xinh.
    Chúa giục ngựa ô xinh lên chốn.
    Chim công với chim hạc, kim loan.
    Tạo nên vườn hoa viên bạch trúc.
    Quan quân người cùng đến Giang Chu.
    Quan quân đến nơi khu khoái lạc.
    Cái lạt rơi xuống nước thành cá.
    Giọt gianh rơi xuống ruộng thành cơm.
    Tuổi tám mươi trở nên gái đẹp.
    Nước tự chảy vào chum.
    Cá tự nhảy vào bếp.
    Không nơi nào tốt hơn chốn này.
    Phía trước có vườn hoa.
    Đằng sau là ao cá.
    Có thanh long,bạch hổ minh đường.
    Đủ trước sau hai bên hữu tả.
    Nơi tiên cảnh quê hương tiên tổ.

    Nguồn: ST
     
    hoamamxoi thích bài này.
  4. khuongtunha

    khuongtunha Giáo Sư cấp 1

    Tham gia ngày:
    21/4/18
    Bài viết:
    314
    Đã được thích:
    859
    Điểm thành tích:
    60
    Giới tính:
    Nam
    Nơi ở:
    Cung Trăng
    Thầy Tào,Thầy Mo,Thầy Then
    Câu chuyện được tóm tắt như sau: Các thầy cúng, thầy Tào, Mo, Pựt, Then đều là con của Hoàng Ngọc đế; trong đó, thầy Tào là anh cả, Mo thứ hai, Pựt - thứ ba và Then là cô em út. Ngọc Hoàng Thượng đế ban cho danh sách to, nhiều chữ, bộ thanh la, não bạt, chũm chọe, trống con, tù và, "xích lình", áo, mũ để sử dụng khi hành nghề. Thầy Tào có nhiệm vụ cúng những lớn, xử lý phức tạp, như đám tang, cúng chuyển mồ mả... Khi hành nghề, Thầy Tào phải đặt cuốn sách ở trước mặt đế Ngọc Hoàng Thượng đế chứng kiến.

    - Thầy mo là anh thứ hai, có tay nghề thấp hơn (do mới vào nghề), được Ngọc Hoàng Thượng đế ban cho cuốn sách nhỏ, ít chữ hơn, cùng bộ chũm chọe. "xích lình", áo, mũ để sử dụng khi hành nghề. Thầy Mo chỉ chủ trì những đám nhỏ ở miếu, ở nhà theo lịch tết thông thường. Khi hành nghề, thầy Mo cũng phải đặt cuốn sách trước mặt. Trong quá trình hình thành nghề, nếu có tài, thầy Mo có thể tổ chức cấp sắc để làm Thầy Tào.

    Thầy Pựt là anh thứ ba, cũng được Ngọc Hoàng Thượng đế giao cho việc trị bệnh cứu người, nhưng chỉ được giao cho một tấm vải đỏ để trùm đầu, thanh sắt để làm ngựa (nhạc xóc) và khuc gỗ làm "xích lình". Những thứ này được đưa ra sử dụng khi hành nghề. Thầy Pựt thường được làm những việc như bói toán, gọi hồn cho người ốm khi hồn bị lạc, đi xa không biết đường về... Thầy Pựt hành nghề không có sách, mà phải học thuộc lòng các bài cúng.

    - Thầy Then là cô em út, Ngọc Hoàng Thượng đế rất quý, nhưng không còn vật phẩm quý giá mà chỉ có quả bầu và cái gáo nước ban cho Then. Ngọc Hoàng Thượng đế dặn, quả bầu về làm đàn tính, gáo múc nước về làm quạt. Vì vậy, thầy Then khi hành nghề phải dựng dàn tính và quạt. Ngoài ra, thầy Then còn dùng nhạc xóc (ngựa) và dùng mũ, áo riêng. Thầy Then cũng không có sách, nên phải học thuộc lòng bài cúng khi hành nghề.

    Là anh em, thầy Then có thể cùng thầy Tào phối hợp công việc trong một đám cúng, khi chủ nhà yêu cầu.

    Đề phát biểu nghề làm then, từ hành nghề ở bậc thấp lên bậc cao, các thầy Then phải tiến hành làm lễ lẩu Then. Lẩu Then là đại lễ mà thầy Then dâng lễ vật: hương hoa,rượu, trà, thịt... lên Ngọc Hoàng, cầu xin được thăng cấp, tăng các dải vải trên mũ, cấp thêm binh mã và ban thêm phép thuật. Khi mới bắt đầu hành nghề, thầy Then có thể tổ chức lẩu Then để xin Ngọc Hoàng cấp thêm cho 2 dải và số lượng dải trên mũ Then là 7,9,11,13,15, Song do mỗi lần tổ chức lẩu Then để được cấp đến 15 dải, mà thường chỉ xin được 11 đến 13 dải. Thầy Then có 15 dải là người có phẩm hàm cao nhất.

    Thực ra còn có bậc 17 dải, nhưng phẩm hàm đó không phải để dành cho Then đang còn hành nghề, mà chỉ dành cho những thầy Then tuyên bố chính thức không làm Then nữa (quan mạn linh). Và sau lễ lẩu Then ấy, Ngọc Hoàng sẽ thu ngay thầy Then đó "về trời".

    Liên quan đến hành nghề Then là việc sử dụng "phép thuật" và "binh mã". Thầy Then mới vào nghề, phẩm hàm 7 dải, thông thường chỉ đi theo thầy của mình để phụ việc cho những đám Then kỳ yên, giải hạn, nghĩa là bày tỏ lời cầu xin Ngọc Hoàng Thượng đế ban cho gia đình làm lễ bình an, tránh được mọi rủi ro, mọi tai họa... Làm loại Then này không dùng "binh mã" để "đánh nhau" với những lực lượng tà ma làm hại. Đi với thầy dạy của mình làm những đám Then này, người mới vào nghề tập hành nghề là để học hỏi những thầy có phẩm hàm cao hơn. Còn có những đám Then lớn, như hộ tống đi sứ, phá ngục đưa vía người ốm trở về, thì phải là những thầy Then có phẩm hàm cao: 11 dài, 13 dải vào cuộc mới thực hiện được. Nhưng thầy Then có phẩm hàm cao: 11 dải, 13 dải vào cuộc mới thực hiện được. Những thầy Then có phẩm hàm cao, được cấp nhiều binh mã, nhiều phép thuật để phá ngục, giải vây vía người ốm, bảo vệ, hộ tống vua quan đi sứ...

    làm việc Then chữa bệnh là do Ngọc Hoàng Thượng đế ban cho, nhằm mục đích cứu nhân độ thế. Do đó, Then chỉ làm điều kiện, không được làm điều ác. Làm điều ác, hại người sẽ bị phạt.

    Then có nhiều chức năng như: giải hạn, bói toán tìm nguyên nhân tật bệnh, chữa bệnh, tổ chức lẩu Then. Về chức năng bói toán, Thầy Then H.H cho biết: bói toán thường diễn ra ngay tại gia đình của Then, do người nhà của người ốm đến yêu cầu. Khi tiến hành làm Then, Thầy Then phải trình báo xin phép nhiều thần thánh nhiều nơi, từ cửa Ngọc Hoàng Thượng đế ở trên trời, đến các thần linh trên mặt đất. Khi thắp hương ở bàn thờ Then, thầy Then đánh đàn tính, hát lời Then để phân thân cùng âm thanh lên trời xin phép Ngọc Hoàng Thượng đế mang theo bao nhiêu binh mã cho phù hợp với công việc phải làm. Trình báo với Ngọc Hoàng xong, thầy Then trình báo công việc phải làm, và cầu mong bà Quan Âm Bồ Tát giúp đỡ khi gặp khó khăn, nhất là những khó khăn trong các cuộc giao tranh với tà ma quỷ quái.

    Tiếp theo, thầy then trình báo thổ công địa chỉ người ốm: bản nào, họ gì, con ông nào, con thứ mấy, sinh ngày tháng năm nào?..., rồi nhờ thổ công dẫn đường đến đó. "Đến" gia đình người ốm, thầy Then làm việc với Dà Cháo (phái viên của Ngọc Hoàng chịu trách nhiệm cai quản mọi việc trong gia đình) để xác định nguyên nhân ốm đau. Dà Cháo thường cho biết ốm đau thường cho một trong hai nguyên nhân: Thứ nhất, là do người ốm làm những điều xúc phạm đến tổ tiên, thần linh... cho nên bị phạt làm cho ốm đau; thứ hai, là do cơ thể bị trúng gió, hoặc bị bệnh phát ra từ bên trong cơ thể con người. Nếu do làm điều sai phạm cụ thể, thầy Then sẽ hướng dẫn cho chủ nhà chọn cách cúng phù hợp; còn do phát bệnh từ bên trong cơ thể người, thì không cần cúng ma thầy sẽ cho thuốc. Đến đây công việc bói toán của thầy Then kết thúc.

    Qua một vài tìm hiểu ở trên, chúng ta thấy rằng:

    - Thứ nhất, các thầy Then, Pụt, Mo, Tảo đều là con của Ngọc Hoàng, Thượng đế là anh em. Thầy Then là em út, nên có vị thế thấp nhất so với các thầy nói trên.

    Thầy Mo giỏi nghề có thể phát triển thành thầy Tào. Và như vậy, có thể hiểu Mo và Tào là cùng một hệ thống, thầy Mo là bậc dưới của thầy Tào; còn Pựt và Then thuộc hệ thống khác.

    Thầy Then giỏi nghề có thể tổ chức cấp sắc lên bậc cao hơn và có thể lên bậc cao nhất là 15 dải vải đeo trên mũ khi hành nghề. Thầy Then có thể hành nghề độc lập, nhưng cũng có thể phối hợp với thầy Tào cùng thực hiện một nhiệm vụ. Việc phối hợp với thầy Tào cùng thực hiện một quyết định. Và khi phối hợp cúng bái cùng thầy Tào, thầy Then thường ở vị trí phụ thuộc thầy Tào.

    - Thứ hai, qua việc xin phép Ngọc Hoàng Thượng đế, Quán Âm Bồ Tát, trình báo thổ công, Dà Cháo trong khi làm Then - thể hiện Then có ảnh hưởng của đạo giáo: Then là con của Ngọc Hoàng Thượng đế; Then còn phân thần đi lên trời, qua thế giới âm để đối thoại với thần linh, Dà Cháo... Đồng thời, Then cũng ảnh hưởng tư tưởng của đạo phật, mà nhân vật đại diện ở đây là Quan Âm Bồ Tát. Quan Âm Bồ Tát được thầy Then tìm đến thưa trình ngay sau khi thưa trình với Ngọc Hoàng Thượng đế. Cuốn Dăm Bồ Tát là nơi nương tựa sức mạnh vũ lực của Then.
    -Cây chuối là tượng trưng cho trường sinh của người làm then, để sống bách niên, trường thọ cho người được làm lễ cấp sắc này.

    Với những hình thù long, ly, quy, phượng, chiếc mũ là biểu tượng quyền uy của người làm then. Khi đã đội mũ lên đầu, con then đã được mở hào quang, có thể thực hiện các nghi lễ cúng bái cho cộng đồng. Tiếp theo, thầy tào lần lượt trao cho con then các dụng cụ làm then, gồm quần áo, đàn tính, bộ quẻ âm dương, chuông xóc nhạc, quạt, kiếm.
    Trong then người ta thờ rất nhiều vị tướng. Mỗi vị tướng là người có công với dân làng hoặc với một số dòng họ. Ví dụ như tướng Vua Ba, tướng hổ lang, tướng Hiển... Mỗi lần làm nghi lễ lớn thì phải thỉnh tướng này về thì mới đắc lộc. Nhập tướng, thầy không nói rõ là tướng gì, nhưng thường thì tướng xuống xông hương là tướng Hiển, là một thầy tướng có uy quyền cao lắm trong dòng họ đấy. Trong dòng dõi then thường rất tôn trọng tướng này. Tướng này về thường hay phải nhai hương, bắt con then xông hương xoay vòng, múa chầu tướng.

    Sau khi tướng đã thăng, con then lại hoan hỉ ngồi xuống trước bàn thờ then, cùng 4 người hầu then đánh đàn, xóc nhạc, hát các bài tiến lễ lên nhà then và múa chầu. Đại lễ lẩu Khai quang có thể xem là dấu mốc quan trọng chứng nhận một người có căn số hành nghề đủ khả năng để tiến hành các nghi lễ cúng bái, cầu an cho cộng đồng người Tày.

    Trong nghề làm then, người ta chia thầy then thành bậc: 5, 7, 9, 11, 13, 15. Con then sau khi làm lễ Khai Quang sẽ là thầy then cấp 5. Thầy sẽ có 5 dải vải trên mũ và 5 dải chuông ở bộ xóc nhạc. Sau một thời gian hành nghề, thầy then tiếp tục mở đại lễ lẩu then để nâng bậc. Mỗi lần lên bậc, mũ thầy then sẽ có thêm 2 dải vải, bộ xóc có thêm 2 sợi chuông.
    Y phục của thầy then khi làm việc
    1) Mũ đội đầu: Thường có 2 loại, 1 loại hình nhọn, 1 loại hình vát.
    Mũ được may bằng vải 2 lớp: lớp trong là vải bông trắng, lớp ngoài là vải màu đỏ. Trên nền vải đỏ được gắn trang trí các hình hoa sen, la, cây, nhiều mầu sắc: Hồng, xanh lá cây, xanh da trời, vàng tím... cùng với kim tuyến kim sa óng ánh, phía trên đỉnh mũ gắn tua len nhiều màu. Mũ có thể cài phía sau gáy hoặc nối liền.
    2) Thắt lưng: May giống như mũ có hình chữ nhật.
    3) Túi: May giống như mũ, thân túi có hình vuông, quai dài, viền quanh bằng tua len.
    Thầy Then là người tiếp xúc với thần linh, lên trời cầu cho người khỏi bệnh, mùa màng tốt tươi. Trang phục của Thầy mo phải đẹp, sặc sỡ có nhiều họa tiết hoa văn để trừ tà ma, mang lại sự may mắn khi đi đường.
    Y phục của thầy then mang yếu tố tâm linh sâu sắc, ngoài ra còn thể hiện sự khéo léo,thể hiện đậm nét phương pháp thêu nổi của người Thái trắng, ngoài kỹ thuật thêu còn là kỹ thuật cắt, tạo hình mẫu khéo léo, tài hoa.

    Nguồn: ST
     
    hoamamxoi thích bài này.
  5. khuongtunha

    khuongtunha Giáo Sư cấp 1

    Tham gia ngày:
    21/4/18
    Bài viết:
    314
    Đã được thích:
    859
    Điểm thành tích:
    60
    Giới tính:
    Nam
    Nơi ở:
    Cung Trăng
    Văn thỉnh nữ tướng nàng han

    Lòng thành thắp 1 tuần nhang
    Thỉnh mời nữ tướng Nàng Han ngự về
    Anh linh lừng lẫy bốn bề
    Lai Châu, Mường Mít, Mường Làng, Quỳnh Nhai
    Vốn xưa giá ngự trang đài
    Khăn piêu áo cóm tóc mai lượt là
    Mặt hoa mày liễu da ngà
    Tuổi vừa mười sáu như hoa giữa ngàn
    Nguyệt soi đầu núi trăng tàn
    Tiếng then tiếng khắp dịu dàng ung dung
    Quê nhà ở chốn Chiềng Phung
    Bản mường Khơ Mú giữa thung lúa vàng.
    Từng vượt khắp Sơn La, Hát Lót
    Gùi trên vai nặng trĩu hoa ban
    Hội xuân hạn khuống xòe đàn
    Mai Châu chốn ấy non ngàn u linh
    Truyện tích xưa vốn con vua Đế Thích
    Thương phàm trần giáng hạ độ nhân gian
    Gớm ghê quân giặc bạo tàn
    Thẳng tay tàn sát bản làng báo sao
    Đầu non vượn khóc voi gào
    Dưới sông thủy tộc ào ào xót xa
    Những là oán thán kêu ca
    Đau thương, chết chóc gần xa cận kề
    Non sông nguy hại mọi bề
    Cháy tan cháy tác biết về nơi đâu
    Nàng Han dập gối quỳ tâu
    Giả trai quyết chí mưu cầu việc binh.
    Vua cha tòng ý thuận tình
    Khun Chương tên ấy nên hình nam nhân
    Bà con khắp bản xa gần
    Mến danh phục tiếng về chầu Chúa Tiên
    Ngày đêm luyện võ tập quyền
    Chung lưng 1 ý ngựa thuyền đầy sông
    Khí thiêng nghi ngút lam hồng
    Xác giặc tàn ác chất chồng như non
    Đỉnh non gió hút mây cồn
    Tàn quân phương Bắc phách hồn khiếp kinh.
    Chúa Tiên điều tướng khiển binh
    Võ tài thao lược quang vinh rạng ngời
    Bỗng một hôm nghiêng soi bóng nước
    Ngọn suối dài hiển hiện nữ nhân
    Khum Lum giờ rõ chân thân
    Đem lòng uất hận tướng quân anh hùng
    Giục binh tạo phản đùng đùng
    Nàng Han hoảng hốt, muôn trùng xót xa
    Bỏ rơi lại chiếc lược ngà
    Bóng hồng bay khuất chiều lam núi hồng
    Công nàng tạc với non sông
    Bản làng ghi nhớ ngưỡng mong tháng ngày
    Nhân dân thiết lập đền đài
    Chiềng Phung, Phong Thổ, Châu Lai phụng thờ
    Đền Mường Pùa anh linh tối tú
    Linh Sơn Thủy Từ lồng lộng khí thiêng.
    Tây An, Phai Cát, Điện Biên
    Dấu thiêng ghi tạc Chúa Tiên muôn đời
    Thanh nhàn Chúa mới dạo chơi
    Mộc Châu, Suối Rút qua nơi Hòa Bình
    Canh khuya tiên chúa hiện hình
    Khăn piêu, áo cóm ngang mình thắt lưng
    Đầu non ánh đuốc ngập ngừng
    Câu then câu khắp vang lừng đèo xa
    Ung dung ngắm cảnh quê nhà
    Dân an quốc thái Chúa Bà mừng vui.

    Nguồn: ST
     
    hoamamxoi thích bài này.
  6. khuongtunha

    khuongtunha Giáo Sư cấp 1

    Tham gia ngày:
    21/4/18
    Bài viết:
    314
    Đã được thích:
    859
    Điểm thành tích:
    60
    Giới tính:
    Nam
    Nơi ở:
    Cung Trăng
    Văn Cổ Thỉnh Chúa Bà Then

    Bà Nhất bà Nhị bà Tam
    Vâng lời Thượng Đế giáng phàm cứu dân
    Chúa Bà giá vũ đằng vân
    Từ trên điện ngọc muôn phần lung linh
    Quản cai triệu triệu quân binh
    Thụ phong Đại phẩm nên hình Chúa Then
    Tay cần then tính đánh lên
    Tiêu thiều khúc nhạc ở trên thượng ngàn
    Rong chơi các lũng các làng
    Cưỡi trên mình ngựa đôi hàng quân theo
    Non cao gió hát suối reo
    Chúa Bà giá ngự chân đèo mờ xa
    Xóc nhạc đấy thực quản ca
    Bao nhiêu binh ngựa đều ra đón chào
    Xuân thiên đầu núi đỏ đào
    Lơ thơ nước chảy tụ vào cảnh tiên
    Bản làng mở hội thường niên
    Lồng tồng sli lượn vẽ nên hữu tình
    Đuôi còn phấp phới bình minh
    Nghiêng nghiêng nón lá noọng mình đợi ai
    Sơn dân tóc tuyết hoa cài
    Miệng cười lấp lánh điểm vài lúm hoa
    Thu sang hái quả sơn trà
    Đem về dâng Mẫu trên tòa sơn trang
    Cao Bằng, Xứ Lạng, Hà Giang
    Trên miền Yên Bái sang đàng Thái Nguyên
    Trở về Bắc Kan tỉnh Tuyên
    Tiếng then tiếng cọi còn truyền đời sau
    Tiếng thơm danh nức trăm màu
    Có tiên chúa bói múa chầu đẹp sao
    Tay cao tay thấp dạt dào
    Lưng óng đáy thắt chầu vào tổ sư
    Cúi đầu nhận sách kinh thư
    Cứ theo lời ấy mà phù thư cứu đời
    Chúa Bà biến hiện nên người
    Mũ then thập ngũ, đỏ tươi áo thần
    Tiếng hô vang khắp hồng trần
    Truyền ban voi ngựa ầm ầm kéo đi
    Vượt qua khau khắc tức thì
    Đông mèng đông ngoảng quân đi ào ào
    Sông kia nước chảy rì rào
    Nhưng qua ghềnh đá sóng gào khiếp kinh
    Chúa then biến hóa tài tình
    Gọi ông phu lái đò tình qua sông
    Yêu tinh có gậy thần thông
    Chỉ sông thời cạn, chỉ hồng trần tan
    Chúa bà mượn phép thánh quan
    Bắt yêu tinh phải lạy van dâng về
    Mượn xong vẫn giữ lời thề
    Gậy kia trả lại đề huề vàng son
    Dặm dài qua núi cùng non
    Thong dong yên ngựa hãy còn luyện cung
    Lên thời đến chợ Đình Trung
    Gái trai nơi ấy ung dung muôn phần
    Khác nơi khói bụi hồng trần
    Cảnh thanh nơi ấy đâu cần phù hoa?
    Thoắt thôi đến điện Vua Ba
    Chiếu thập rải trước chiếu hoa phủ ngoài
    Lên tâu xuống rộng kêu nài
    Qua dâng các cửa lộc tài đề đa
    Ai mà vận hạn chưa qua
    Chúa then tấu đối xin tòa thánh tiên
    Ai mà dở dại dở điên
    Chúa then lập tức cứu liền cho thôi
    Ai mà căn số lạc trôi
    Khi chìm lúc nổi Chúa vãn hồi cho yên
    Thanh nhàn dạo khắp cảnh tiên
    Vân Long hang đá chúa lên chơi bời
    Khách Dao khách Hác chào mời
    Chúa lên ngự giữa núi đồi hát ca
    Bươn chiêng pi mấư xuân mà
    Biooc tào biooc mặn bủng rà pioi đây
    Điếp căn quây xẩư cụng pây
    To slâng nặm cụng bố lây oóc mà
    Tóc mai cuốn gọn lượt là
    Khăng ngang chàm thắm đuôi gà xinh xinh
    Miệng cười hoa nở nên tình
    Chàm hồng rực ánh bình minh thượng ngàn
    Sơn dân ơn Chúa muôn vàn
    Gần xa lách cỏ, lam hàn quản chi
    Chúa thương Chúa chẳng xá gì
    Đường xa, đèo dốc cũng vì chúng sinh
    Nguyện cầu tiên chúa anh linh
    Cứu dân độ thế nên hình thế gian.

    Nguồn: ST
     
    hoamamxoi thích bài này.
  7. khuongtunha

    khuongtunha Giáo Sư cấp 1

    Tham gia ngày:
    21/4/18
    Bài viết:
    314
    Đã được thích:
    859
    Điểm thành tích:
    60
    Giới tính:
    Nam
    Nơi ở:
    Cung Trăng
    Văn Thỉnh Chúa Bà Then
    Thỉnh mời tiên chúa bói then
    Nguyên xưa giá ngự một tòa sơn trang
    Cảnh lâm tùng rừng xanh ngan ngát
    Cửa thượng ngàn tụ khí trung linh
    Có phen biến tướng hiện hình
    Chúa bà giáng thế lập nghề hát then
    Chúa mặc áo đen chàm vạt ngắn
    Kiềng bạc đem khảm nạm ngọc lam
    Lạng Sơn chúa ngự thạch bàn
    Tam cầm đàn Tính hát vang núi rừng
    Trên rừng cấm ngày ngày tu luyện
    Có phép tiên tà quỷ sợ uy
    Linh xà hổ phục tâu quỳ
    Muôn loài muông thú đều thì phục công
    Miền sơn động chúa ngồi đàn hát
    Đàn âm dương gọi hồn thế nhân
    Một đời làm phúc cứu dân
    Bao nhiêu nghiệt chướng xoay vần hóa không
    Thổ mán mường đồng thì phục đức
    Người tày nùng chúa thì độ cho
    Chúa truyền đệ tử chớ lo
    Hành nghề tạo phúc muôn đời nhớ ơn
    Thường dạo cạnh sơn cùng bích thủy
    Chúa băng rừng thăm thú động tiên
    Sướng ca một cảnh thiên nhiên
    Hai nàng thị nữ khăn miên theo hầu
    Vấn khăn chàm tay đeo vòng bạc
    Rẽ đường ngôi mườn mượt tóc mây
    Hây hây vành nguyệt vơi đầy
    Đáng thanh đáng lịch vẻ đầy khuôn trăng
    Dáng tiên chúa cô hằng yểu điệu
    Bước khoan thai nhẹ gót lên non
    Dù cho nước chảy đá mòn
    Thương đồng chẳng quản dù còn bao xa
    Chúa về đồng muôn nhà kính phục
    Nét hây hây mắt tựa sao xa
    Chúa tiên linh ứng hay là
    Gảy đàn non nước khúc ca chiêu hồn
    Cân đàn then âm dương thấu tỏ
    Lai giáng về ngọn cỏ chân mây
    Hôm nay tụ họp về đây
    Về nghe câu hát làm tôi chúa bà
    Làm tôi chúa đồng gia hưng thịnh
    Để cho đời nức tiếng thơm danh
    Rồi mai chọn lấy ngày lành
    Đàn tràng thiết lập cung nghinh chúa bà

    Nguồn: ST
     
    hoamamxoi thích bài này.
  8. khuongtunha

    khuongtunha Giáo Sư cấp 1

    Tham gia ngày:
    21/4/18
    Bài viết:
    314
    Đã được thích:
    859
    Điểm thành tích:
    60
    Giới tính:
    Nam
    Nơi ở:
    Cung Trăng
    Then - loại hình âm nhạc
    Then là một loại hình diễn xướng dân gian được tổ chức chủ yếu trong nhà, thường là vào đên khuya thanh vắng. Do đó, âm nhạc trong Then là loại nhạc êm dịu, ấm cúng, nhẹ nhàng và tâm tình. Phạm vi sân khấu của nó là một chiếc chiếu gồm một người đàn hát và người xóc nhạc vừa đủ cho ngừơi nghe và xem trong khuôn khổ một gia đình (ngoại trừ các cuộc đại lễ Then và Then ngoài trời).
    Âm nhạc trong Then được diễn tả biểu hiện nội dung văn học có cốt truyện dài ngắn khác nhau. Vì thế, cấu trúc âm nhạc khác với các loại dân ca ta thường gặp. Dân ca thường là khúc hát trọn vẹn được nhắc đi nhắc lại nhiều lần với lời ca khác nhau. Nhưng hát Then lời ca nhiều khi được nhắc đi nhắc lại trên một làn điệu nhưng không có kết thúc trọn vẹn mà liên tục cho đến hết bài bản nội dung của một buổi Then. Cũng do quy định nội dung chặt chẽ của văn học nên âm nhạc trong Then khá phong phú về giai điệu và chặt chẽ về tiết tấu nhịp điệu bởi nó luôn được đi đôi với nhịp điệu của tiếng đàn và bộ xóc nhạc.
    Nhạc điệu trong Then ở từng địa phương có sự tiếp thu các làn điệu dân ca nhưng lượn, phong slư, hát ru…có những đạo trong Then được dùng nguyên một loại lượn như lượn cọi ở Then Tuyen Quang, lượn Then hoặc lượn nàng hai ở Then Cao Bằng…Tuy nhiên, Then ở mỗi địa phương, mỗi tỉnh khác nhau đều có những màu sắc âm nhạc khác nhau. Đặc điểm này tạo cho âm nhạc trong Then có sự giàu có về mằu sắc khúc thức và tiết tấu âm nhạc.
    Âm nhạc trong Then có sự giao lưu với loại âm nhạc khác như chất giai điệu và phong cách diễn xướng của thầy mo, trong một số chương đoạn nhưng có phần tiếp thu và cải biến phù hợp từng nội dung văn học cũng như tính chất của Then nhẹ nhàng, ấm cúng và sinh động hơn. Then được hình thành và phát triển trong dân gian nhưng thường phát triển theo kiểu nối nghề nối nghiệp, theo kiểu cha truyền con nối, hoặc có số mệnh phải theo Then thì cũng phải theo học thầy thành thạo một thời gian dài mới đứng ra làm Then độc lập. Cách thức này đã biến Then trở thành một loại hình âm nhạc dân gian mang trình độ cao, chuyên nghiệp có tay nghề đạt tới trình độ cao về nghệ thuật.
    Trong lễ làm Then thường có múa và múa Then nằm trong nghi thức tôn giáo. Tuy nhiên, múa Then bao giờ cũng phải kèm theo đạo cụ. Và âm nhạc trong múa Then đơn giản, thường dùng đàn tính và chùm xóc nhạc để đệm song tiết tấu âm nhạc múa phong phú một số nơi có hát.
    • Các hình thức âm nhạc trong Then.
    Bên cạnh ý nghĩa tôn giáo tín ngưỡng, Then còn được xem xét như một yếu tố là một loại diễn xướng do chỉ có một người hát với cây tính Then và chùm xóc nhạc. Ở trong những cuộc đại lễ Then có nhiều người cùng đàn, hát, múa. Như vậy, âm nhạc trong Then có cả nhạc hát, nhạc đệm, nhạc không lời, nhạc múa.
    • Các nhạc cụ trong Then
    Nhạc cụ trong Then chủ yếu là đàn tính và đàn xóc, nhưng chuông cũng có lúc được sử dụng tuy nhiên rất ít. Tuy chỉ có hai nhạc cụ chính nhưng các cuộc Then có thể đảm nhiệm được phần nhạc đệm cho hát, cho múa và cả những bài nhạc không lời, nhạc lưu không. Hai nhạc cụ cần thiết cho múa trong Then. Một số đoạn mang nội dung cầu cúng, bẩm báo hay trình diện Then còn sử dụng cả chuông như một sự báo hiệu với tính chất nghiêm trnag kính cẩn. Qua khảo sát nhạc cụ trong Then ở nhiều địa phương, thấy chủ yếu và phổ biến những loại nhạc cụ sau:
    - Tính Then.
    Tính dùng trong Then người Tày - Nùng quen gọi là “ăn tính”, trong đó “ăn”, “tính” có nghĩa là đàn. Nhiều nơi chỉ gọi là tính có nghĩa là cây đàn tính dùng trong hát Then, làm Then.
    Tính Then giống tính tẩu của người Thái là nhạc cụ học dây chi gẩy. Là nhạc cụ họ dây vì có nguồn rung là dây rung, phương pháp kích âm là dùng ngón trỏ phải tác động vào dây theo hai chiều nên thuộc chi gẩy.
    Tính có nhiều cỡ to nhỏ, tuỳ theo từng vùng. Loại to có âm thanh to, khoẻ phù hợp với giọng trầm ấm, loại nhỏ có âm thanh cao, tươi sáng phù hợp với giọng nữ trẻ. Loại cỡ trung bình có thể phù hợp với nlhiều loại giọng. Tính Then là nhạc cụ dân gian được dùng với các nguyên lieuẹ sẵn có ở địa phương và được làm bằng phương pháp thủ công do vậy không có một kích thước cố định. Tính Then phổ biến ở vùng Tày - Nùng ở Việt Bắc, đặc biệt là các tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn, Hà Giang, Tuyên Quang, Bắc Kạn.
    - Cấu tạo.
    Tính Then có cấu tạo khá đơn giản. Đàn được làm bằng gỗ nhẹ, mịn thớ, ít cong vênh. Chiều dài cần đàn theo cách tính của nghệ nhân là chín nắm tay cộng lại, số đo bằng chín nắm tay này tương đương với chiều dài khoảng 75-90 cm. Cây đàn nhẵn, trơn không có phím. Phía đầu cần đàn lắp trục lên dây, tuỳ từng địa phương dùng đàn 2 dây hoặc 3 dây mà số trục có khác nhau. Mặt cần được lắp thẳng với mặt đàn, phía đầu trên trục lên dây người ta chạm khắc những hoa văn hình các con vật như rồng, long mã, con phượng, con cá hoặc bằng các thứ hoa như hoa chuối/ Có đầu đàn được chạm công phu có các chữ như Phúc thọ ninh khang ở bốn mặt.
    Mặt đàn xưa được làm bằng các loại gỗ dai, xốp và chống được ẩm. Nhiều nơi còn bưng mặt đàn bằng giấy bản ép và dùng nhựa của nâu nhựa cậy, nhựa hồng để gắn mặt với bầu đàn. Mặt đàn được xẻ mỏng khoảng 2,5 đến 3mm bào nhẵn tránh không có sẹo gỗ để âm thanh lan đều.
    Bầu đàn được làm bằng quả bầu cắt đi 1/3 để già, phơi khô. Về kích thước, các nghệ nhân thường chọn cách tính như sau: 3 nắm bầu, 9 nắm cần. Kích thước tương ứng đường kính khoảng 15-20, ckhiều cao bầu đàn khoảng 12-15cm. Tuy nhiên, tùy từng vùng và ý thích nghệ nhân mà còn có nhiều kích thước các biệt khác nhau. Để có đựoc tiếng đàn vang và chuẩn, bầu đàn phải có độ tròn và dày đều. Xung quanh bầu đàn gần sát phía mặt đàn được khoét nlhiều lỗ thoát âm, thường khoét các lỗ tròn nhỏ tuỳ theo từng cụm(khoảng từ 6 cụm) như hình hoa, mỗi cụm khoảng 9 lỗ nhỏ.Một số vùng như ở Lạng Sơn còn dùng bầu đàn bằng đồng nhưng âm thanh không hay, rè và khô.
    Ngựa đàn là một miếng gỗ nhỏ hình thang, chiều cao khoảng từ 1-1,4 cm, chiều dài khoảng 3-4cm. Phía dưới ngựa luôn được khoét hình tròn hoặc hình chữ M tạo cho ngựa luôn áp sát xuống mặt đàn, tránh được tiếng rè. Điểm đặt ngựa là chính giữa mặt đàn tạo sự cân đối, nên tạo sự chấn rung tốt. Do vậy, có thể thấy tiếng tính có âm hưởng vang, không bị tức tiếng và có âm sắc ấm áp.
    Dây đàn xưa được se bằng tơ tằm lấy sáp ong vuốt nhẵn, kêu trơn kêu gọn tiếng mà lâu hỏng. Ngày nay, người ta thường dùng dây ni lon, cước. Tính Then có hai loại, loại 2 dây và loại 3 dây. Vùng lạng sơn phổ biến là loại 3 dây. Vùng Tuyên Quang, Hà Giang phổ biến là dùng đàn 2 dây và 3 dây. Tính Then 2 dây lên dây stheo quan hệ quãng 4 hoặc quãng 5 tuỳ theo hàng âm của giai điệu bài hát hoạc nhạc đệm. Có vùng khi hát làn điệu tàng bốc người ta còn lên dây theo quãng 4, còn khi hát làn điệu tàng nặm người ta thường lên daya quãng 5. Tính Then 3 dây là loại thêm một dây trầm nhất. Dây này thấp hơn dây thứ hai một quãng 8. Vì đàn không có phím và dài ngựa đàn lại thấp nên lên dây không quá căng, do đó trên thực tế tiếng đàn chỉ vang, có âm thanh đẹp ở ba thế tay đầu tiên. Ở các thế cao tay khi bấm daya bị dính vào mặt cần tiếng bị sạn và âm thanh không chuẩn.
    • Nghệ thuật biểu hiện và khả năng diễn tấu của tính Then.
    Nghệ nhân khi đánh phải đặt bầu đàn trên đùi phải, dùng ngón tay cái của tay trái đỡ lưng cần đàn, các ngón còn lại dùng để bấm dây. Tay phải, ngón cái và ngón 3,4,5 cầm ở chỗ tiếp giáp giữa bầu đàn và cần đàn, dùng ngón trỏ tay phải để gẩy đàn theo hai chieuè. Khi gẩy lên âm phát ra bởi phần thịt của đầu ngón tay tạo ra âm sắc dịu dàng mềm mại, còn khi gẩy xuống có phần ảnh hưởng của móng tay nên âm sắc cứng, thô và có phần hơi đanh. Khi trình diễn hai âm đó được trộn đan xem vào nhau tạo cho tính Then có một âm sắc độc đáo đặc biệt.
    Tính Then là loại đàn có tính năng động, linh hoạt trong diễn tấu. Nó có thể diễn tấu được bài nhạc đàn, nhạc đệm cho hát, đệm cho múa với các giai điệu 2, 3 bè. Và tuỳ theo tình cảm giai điệu của bài hát múa, đàn, các nghệ nhân còn trình diễn với nhiều sáng tạo phong phú khác nhau như: ở những đoạn nhộn nhịp hoặc tương đối tự do, các ngón bấm của tay trái có thể dùng ngón bấm của tay trái để dùng búng, vuốt. Các ngón 3,4,5 tay phải có thể dùng đập và mặt đàn tạo ra những âm tiết như tiếng trống đệm, tiếng gõ giữ nhịp. Tính chất của tính Then nổi bật là tính trữ tình, chất phác, hồn nhiên, vui tươi và những suy tư trong cuộc sống cảu người Tày - Nùng. Tuy không phải là cây đàn hào nhoáng có sức mạnh nổi bật ở bề ngoài nhưng nó thực sự là cây đàn phù hợp với kỹ thuật tinh tế như trượt, vuốt, láy rền, vê…Những đường nét lèo lượn mang tính chất trang trí rất phù hợp vời ngôn ngữ, âm nhạc trong Then của người Tày - Nùng.
    • Chùm xóc nhạc
    Chùm xóc nhạc là nhạc cụ thuộc họ tự thân vang, phương pháp kích âm là gõ chùm xóc nhạc xuống motọ miếng vải vuông, được đặt trên sàn nhà, mặt đất hoặc cầm chùm nhạc rung, lắc, đập vào vai người khi múa.
    Chùm xóc nhạc có những tên gọi khác nhau tuỳ theo từng địa phương, có nơi gọi là miac I ((Cao Bằng), có nơi gọi là mạ, sáu mạ…và tùy từng địa phương mà chùm xóc nhạc có kích cỡ khác nhau. Chùm xóc nhạc to hay nhỏ sẽ ảnh hưởng tới âm sắc. Chùm nhạc to thường có âm sắc vang, ấm, còn chùm nhạc mảnh và nhỏ thường có âm sắc đanh và chói hơn, chùm nhiều qua nhạc sẽ có âm lượng lớn.
    - Cấu tạo
    Cấu tạo của chùm xóc nhạc đơn giản thường gồm nhiều vòng tròn bằng kim loại bằng đồng hoặc đồng pha bạc lông vào nhau xâu thành từng chuỗi, xen vào đó ghép thêm những quả nhạc nhỏ rồi ghép nhiều chuỗi dài này vào với nhau bằng một vòng tròn nhỏ to hơn để cầm hoặc ngoắc vào ngón chân cái khi sử dụng. Chùm nhạc mỗi vùng có những hình dáng khác nhau. Nhiều vùng phần tiếp giáp còn có trang trí một miếng đồng hình tròn, đúc đặc hoặc dát mỏng chỉ để hở đủ cho vòng tròn chui lên. Miếng đồng này vừa tạo dáng đẹp cho chùm xóc nhạc đồng thời để tay cầm có độ tỳ chắc chắn khi xóc nhạc. Chùm nhạc vùng Hà Giang, Tuyên Quang ngắn gọn hơn không có những vòng tròn ngoắc vào nhau kết thành hình dài mà gồm nhiều quả nhạc kết vào nhau thành hình tròn để lọt đựoc vào lòng bàn tay để xóc khi múa và có thể ngoắc và ngón chân cái khi ông, bà Then vừa hát vừa đệm đàn.
    Chùm nhạc xưa kia được làm bằng chất đồng pha với bạc nên tạo ra âm thanh trong trẻo đặc biệt nhờ vào những miếng vải vuông có thêu hoa văn lót ở dưới làm cho những vòng tròn của chùm nhạc khi giao thoa lên xuống không trực tiếp chạm vào mặt bằng của chất rắn bớt được tạp âm, tạo âm hưởng hài hoà với màu âm gảy của tính Then.
    • Nghệ thuật biểu diễnvà khả năng diễn tấu.
    Nghệ nhân sử dụng chùm nhạc theo nhiều cách khác nhau. Thứ nhất là ngoắc chùm nhạc vào ngón tay trỏ, hoặc ngón thứ ba, bàn tay ngửa tỳ khuỷu tay lên đùi rồi gõ chùm nhạc xuống một miếng vải vuông thêu hình thổ cẩm được đặt trên mặt sàn họăc mặt đất nơi gàn người làm Then. Thứ hai là người nghệ nhân Then vừa hát vừa ngoắc chùm nhạc xóc vào ngón chân cái ngồi theo tư thế xếp chân vòng tròn, dùng bàn chân dưa lên đưa xuống gõ chùm nhạc xuống mặt sàn, mặt đất theo nhịp đàn. Thứ ba là khi múa, nghệ nhân có thể cầm chùm nhạc vừa múa vừa lắc, rung hoặc đập vào vai tạo ra âm thanh với nhiều âm sắc khác nhau. Chùm xóc nhạc có khả năng diễn tấu linh hoạt, làm chức năng đệm cùng tính với Then, đệm cho hát, đó là những đoạn mà Then và đội quân Then đi ngựa, tiếng chùm nhạc vang lên cho Then và người nghe một cảm giác tiếng nhạc phát ra từ những quả nhạc trên cỏ con ngựa đang chạy nước kiệu, gợi cho người nghe xung quanh một hình ảnh Then và đội quân Then lên đường rất oai nghiêm, khí thế trên lưng ngựa có cả một đoàn ngựa người hộ tống, phục dịch. Cũng có đoạn Then dùng xóc nhạc đêm riêng cho hát. Song cũng có tới những đoạ trong các đại lễ Then có tới 4,5 bộ xóc nhạc hoà một lúc với tính và hát.
    Ngoài chức năng đệm, chùm xóc nhạc còn là đạo cụ gây nhiều hứng thú cho múa trong Then, ở những đoạn như chèo lừa, khảm hải…chùm xóc nhạc thực sự gây hiệu quả về âm lượng, âm sắc, giữ vững nhịp cho múa. Trong đoạn này thường dùng nhiều chùm nhạc để múa, người múa cầm bộ xóc nhạc trên tay vừa múa vừa xóc nhạc, và ít nhất cũng gồm từ 4 đến 6 hoặc 8 chùm xóc nhạc trở lên, tùy thuộc vào khả năng mời của chủ Then để hoà với nhau, kết hợp với múa và hát, tiếng hú tạo không khí sôi nổi, vui tươi hấp dẫn, có thể nói là một trong những chương đoạn hay nhất trong các cuộc đại lễ Then.
    • Chuông
    Chuông là nhạc cụ thuộc họ tự thân vang. Phương pháp kích âm là gõ, khác với chuông nhiều dân tộc và nghi lễ khác là chuông được lắc hoặc rung. Chuông trong Then có nhiều kích cỡ hình dáng và sử dụng khác nhau tuỳ theo từng vùng.
    Chuông cấu tạo đơn giản, thường được đúc bằng đồng, trong bụng rỗng. Khác với chuông của một số dân tộc, chuông trong Then không treo một con lắc trong bụng mà thường dùng một thanh nhỏ bằng đồng để gõ vào thân chuông. Thông thường chuông có đường kính từ 4-6cm, cao khoảng 8-10cm. Trên thực tế, chuông vùng Hà Giang thường to hơn vùng Lạng sơn, Cao bằng, phía trên đầu chuông có mấu để tra cán bằng dây hoặc bằng gỗ.
    - Nghệ thuật biểu diễn và khả năng diễn tấu.
    Thông thường chuông được sử dụng theo cách rung hoặc lắc song trong Then, các nghệ nhân phần lớn một tay cầm chuông, một tay cầm thanh nhỏ bằng kim loại gõ vào thân chuông theo từng hồi một. Kể cả khi múa, các nghệ nhân vừa múa, vừa cầm chuông gõ theo nhịp của chùm xóc nhạc và nhịp điệu của múa.
    Chuông trong Then được sử dụng rất ít, song lại là nhạc cụ quang trọng không thể thiết trong nghi lễ Then. Nó thường được các ông bà Then sử dụng ngay từ đầu cuộc them, hoặc đầu của một chương đoạn mang tính nghi lễ, cầu cúng trước bàn thờ gõ chuông để báo hiệu, thông báo một nghi lễ nào đó quan trọng với sự trang nghiêm, kính cẩn. Ở các cuộc đại lễ Then vùng Hà Giang, trong múa thấy sử dụng chuông gõ theo nhịp xóc nhạc vừa như một đạo cụ vừa tăng sự phong phú về âm nhặc vừa tăng cường tiết tấu cho múa.
    • Tiểu kết
    Then là một sinh hoạt tín ngưỡng, văn hoá của người Tày - Nùng, là loại dân ca nghi lễ phong tục, Then đến với nhân dân nhằm thoả mãn nhu cầu sinh hoạt văn hoá tâm linh cũng như gợi nguồn cảm hứng nghệ thaụat bằng nhữmg câu chuyện thần thoại, truyền thuyết dân gian, Then là sự kết tụ nhiều dòng cảm xúc của con người. Mặt khác, Then mang tính diễn xướng tổng hợp nhiều loại hình nghệ thuật trong đó có thơ, ca, hát, múa, hội hoạ và âm nhạc. Do vậy, khi Then ra đời đã gần gũi và được nhiều thế hệ người Tày - Nùng ngưỡng mộ, yêu thích và tồn tại không những chỉ xưa kia mà còn hiện lên trong đời sống của người Tày - Nùng hôm nay. Điều đó chứng tỏ Then là một loại hình nghệ thuật dân gian đã có sức sống bền bỉ bên trong và sự biến đổi thích nghi để tồn tại.
    Nội dung lời ca là một trong những yếu tố quan trọng và thu hút nhiều người hâm mộ Then. Cũng như dân ca nghi lễ của nhiều dân tộc khác, diễn biến nội dung trong các nghi lễ trong Then thường theo chiều hướng từ những bài ca diễn xướng nghiêm trang, tôn tụng đến những bài ca nghi lễ sinh hoạt. Do đó, nội dung hư ảo, mơ hồn được giảm dần và nội dung hiện thực càng về sau càng rõ. Nội dung một cuộc Then trước hết phản ánh tư tưởng tình cảm, nguyện vọng ước mơ của người Tày-Nùng, một phần khá dài về sau là những câu chuyện kể, những lời tự sự thông qua Then mà phản ánh xã hội thực của cong người Tày - Nùng xưa.
    Nội dung trong một cuộc Then không chỉ là một cuộc hành trình lên trời để thỉnh cầu xin ngọc hoàng một việc của gia chủ mà còn có nhiều chương đoạn miêu tả về cuộc sống trần thế và những cuộc giao tranh giữa con người vời con người và giữa con người với thiên nhiên. Nhiều chương đoạn thông qua lời hát trong Then, trong những sự việc, bất công trong xã hội thực của người dân Tày-Nùng. Một mặt họ có khả năng lao động sáng tạo để xây dựng cuộc sống ở trần thê snhững két quả họ vẫn cực khổ. Mổt khác ảo ảnh cõi trời tuy không đưa lại cho họ cơm ăn nước uống cụ thể nhưng dẫu sao cũng là tạo ra một cái bóng để an ủi, hy vọng và xoa dịu những nỗi khổ hiện tại. Ngoài nội dung những câu chuyện kể về sự tích, những câu chuyện gần như huyền thoại hư hư thực thực xen lẫn cuộc sống trên thiên giới khá hấp dẫn trong Then phần nào phù hợp với tâm trạng tình cảm của người dân lao động vùng núi. Có lẽ vì thế mà Then đã chiếm được cảm tình và được nhiều người mến mộ.
    Nghệ thuật âm nhạc trong Then trước hết ta thấy đây là một nền âm nhạc có trình độ phát triển khá cao. Nó thể hiện rõ ở sự cân bằng và đồng bộ giữa nhạc hát, nhạc đàn trong Then. Âm nhạc trong Then có tính thống nhất cao và phong phú các sắc thái địa phương. Âm nhạc trong Then mỗi địa phưong khác nhau đều mang bản sắc dân tộc đậm đà, một bản sắc thống nhất trong đa dạng. Nghệ thuật âm nhạc trong Then là mối liên hệ không tách rời, nội dung thơ ca đầy sức diễn tả trong Then cùng các làn điệu âm nhạc đầy chất trữ tình nhẹ nhàng kèm theo nghệ thuật múa, các trò diễn và những trang trí mỹ thuật đã làm cho Then gần gũi, hấp dẫn bền lâu trong quần chúng nhân dân người Tày - Nùng.
    Nghệ nhân Then dù yêu thích Then mà theo nghề hay do có căn đều phải học các thầy một cách nghiêm túc theo lối truyền khẩu, truyền ngón tới mức điêu luyện trong vài năm mới có thể tự hành nghề. Mức điêu luyện ở đây cũng có nghĩa là các nghệ nhân Then đã đạt được trình độ cao về nghệ thuật văn thơ, ca hát, đàn, múa và các trò diễn dân gian tới mức chuyên nghiệp. Ngoài những bài học truyền khẩu, các nghệ nhân Then còn phải có ý thức rèn luyện nghề cho mình có một trình độ đàn, hát ngày một điêu luyện. Trong quá trình tìm diễn xướng, nhiều nghệ nhân đã tự tìm tòi, sáng tạo để có thêm làn điệu âm nhạc hay, những ngón đàn độc đáo và phong cách trình diễn hấp dẫn. Hát Then được hình thành trong tâm thức dân gian được các nghệ nhân luôn sáng tạo, bổ sung vì thế mà Then ở mỗi địa phương mỗi vùng đều có sắc mằu độc đáo khác nhau. Đặc điểm này tạo ra cho âm nhạc trong Then giàu có tương đối về mặt màu sắc, giai điệu, khúc thức và tiết tấu.
    Âm nhạc trong Then ở mỗi vùng vó ảnh hưởng chất liệu thi ca của vùng đó. Âm nhạc trong Then còn có sự giao lưu với một số thể loại âm nhạc gần gũi như si lượn…song khi vào Then đều được các nghệ nhân biến hoá, phát triển trở thành chất Then, nhẹ nhàng tình cảm sinh động hơn. Nhiều yếu tố âm nhạc trên đã góp phần cho Then đạt tới trình độ nghệ thuật đỉnh cao, hấp dẫn và quan trọng trong đời sống.
    Ngày nay, trong đời sống người Việt Nam hiện đại, khi các giá trị âm nhạc cổ truyền đang bị mai một, các giá trị ngoại lai đang lấn át, phát triển các giá trị cổ tuyền dân tộc thì Then qua bao biến thiên của lịch sử vẫn hiện diện trong đời sống của người Tày - Nùng.
    Then vẫn tồn tại trong đời sống người…như nó vẫn tồn tại từ xa xưa đến giờ. Tuy nhiên, do xã hội thay đổi, Then cũng có những thay đổi để thích nghi. những hình thức Then thuộc dạng bói toán, chữa bệnh mơ hồ dĩ nhiên không còn phổ biến như xưa. Những hình thức cầu an, giải hạn, vào những ngày mùa nhàn rỗi, những ngỳ đàu xuân, mừng nàh mới nhất là những cuộc đại lễ Then (ngày hội của nhà Then) là những cuộc Then đến nay vẫn còn nguyên sức thu hút.
    Hát Then hình thành và lưu truyền trong dân gian, sự truyền nghề không được quy định chặt chẽ theo từng chương đoạn của ghi chép sách vở mà phần lớn theo truyền miệng, truyền ngón. Do đặc điểm đó mà mỗi nghệ nhân được truyền nghệ sẽ tiếp nhận cái cũ và có những sáng tạo mới đa dạng khác nhau. Vì thế mà Then đến nay có nhiều lớp như lớp rất cổ, lớp cổ vừa, lớp kinh của cận đại và hiện đại. Những nghệ nhân chín ngày nay thuộc lớp Then kim của cận đao…
    Then tồn tại trong đời sống tâm linh của người Tày - Nùng không chỉ trong đời sống tâm linh mà còn tồn tại như một hiện tượng văn hoá cổ truyền với nền văn hoá mới thông qua những tiết mục đàn, hát, và múa trên sần khấu.

    Nguồn: ST
     
    hoamamxoi thích bài này.
  9. khuongtunha

    khuongtunha Giáo Sư cấp 1

    Tham gia ngày:
    21/4/18
    Bài viết:
    314
    Đã được thích:
    859
    Điểm thành tích:
    60
    Giới tính:
    Nam
    Nơi ở:
    Cung Trăng
    Hát Then và các hình thức sinh hoạt Then

    I. ĐẶC ĐIỂM CHUNG
    Tày - Nùng là hai dân tộc có chung nguồn gốc lịch sử, đặc điểm sinh hoạt văn hoá tín ngưỡng gần gũi, thời gian chung sống lâu dài. Trong đời sống văn hoá tinh thần của hai dân tộc này, Then, Tào, Bụt…có vị trí quan trọng đặc biệt. Then là loại hình nghệ thuật, sinh hoạt văn hoá tín ngưỡng nổi bật nhất, phổ biến nhất và không thể thiếu trong các lễ nghi gia đình, xã hội và các nghi lễ chu kỳ đời người của dân tộc Tày-Nùng ở Việt Bắc, đặc biệt ở 5 tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Tuyên Quang. Then có nhiều tên gọi khác nhau như Pựt, Bựt, Vửt, Giàng… nhưng tên gọi Then vẫn là phổ biến nhất.

    1. Về khái niệm
    Then còn nhiều điều còn tranh cãi song đa số mọi người thống nhất quan niệm chung, Then là tiên (sliên), là con trời. Then giữ mối liên hệ trần gian với Ngọc Hoàng và Long Vương. Khi làm Then, đại diện cho người trời giúp người trần gian, mong sự tốt lành, điều thiện cứu giúp. Người Tày - Nùng quan niệm thế giới tâm linh Then là một thế giới đa thần trong đó có thần mặt đất, trên trời, và dưới đất. Người sống trên trời có quyền uy hơn cả, là thần ngọc hoàng. Thần linh trên trời chi phối đời sống muôn loài ở dưới đất. Có thể ban bình yên hay bất hạnh. Người ta tin Then giữ vai trò quan trọng trung gian giữa thế giới thần linh và con người. Then có thể giao tiếp với thần linh, truyền nguyện vọng của con người với thần linh và thông qua Then, thần linh giúp con người thực hiện nguyện vọng đó. Mỗi khi thực hiện cuộc hành trình từ mặt đất lên trời, Then và đội quân dùng lời hát, tiếng đàn diênt ả cuộchành trình của mình. Cuộc hành trình phải vượt qua nhiều cửa ải khó khăn như: cửa thổ công, cửa thành hoàng, cửa táo quân, cửa tổ tiên, cửa pháp sư, cửa tướng, đường ve sầu, cửa ô khuông, ô khắc, vượt biển…Then đem đến cho con người niềm tin. Nó đáp ứng nhu cầu tinh thần của con người cho dù đó là niềm tin hão huyền, phi lý, song nó vẫn cứu cánh cho cuộc sống và là hạt nhân của mọi quan hệ với sự tồn tại cân bằng và ổn định của xã hội, cộng đồng, cá nhân.
    Then còn là thầy thuốc chữa bệnh, người nghệ sĩ dân gian của bản làng. Then đem đến liều thuốc tinh thần, thực hiện hành động tín ngưỡng cụ thể giải toả tâm lý người bệnh. Với tư cách người nghệ sĩ, Then được nhiều người mến mộ, là người giỏi thơ văn, biết đàn, hát, biết múa các điệu múa, điệu dân vũ của dân tộc. Buổi lễ Then không khí linh thiêng, huyễn hoặc cuốn hút người nghe, người xem bằng nghệ thuật của mình. Người làm Then là một nhạc sĩ, một nhạc công, vừa đánh đàn, vừa hát, đôi khi kiêm xóc nhạc, vũ công biểu diễn trước đám đông.

    2. Nguồn gỗc của Then
    Qua các giai thoại ở Cao Bằng có thể biết Then có từ rất lâu, vào khoảng thế kỷ XVI-XVII khi Mạc Kính Cung lên chiếm cứ đất Cao Bằng đánh lại nhà Lê (1598-1625). Có nhiều giai thoại về Then khác nhau nhưng thống nhất trên 5 tỉnh của ViệtBắc thì Then có nguồn gốc ở Cao Bằng.
    Lời ca có nhiều chi tiết nhất quán, phổ biến trong Then là đi sứ (pây sử) khảm hải (vượt biển), bắt phu phen…Những đoạn “lập cầu hào quang” nói về việc đúc đồng, đúc gang rèn sắt để bắc cầu, “thấu quang thấu nạn” kể về việc quân Then dùng súng ống săn hươu nai. Nhiều chỗ nói quân Then được tổ chức thành đội, có câu nói việc đốt hoả tiễn thăng thiên dùng làm pháo lệnh/ Đoạn miêu tả chợ Tam Quang mua bán nhộn nhịp đông vui…Cho thấy Then xuất hiện trong xã hội có tôn ti trật tự, có phân chia đẳng cấp rõ rết, phân công lao động, nghề thủ công phát triển.

    II. CÁC HÌNH THỨC SINH HOẠT THEN
    Then có nhiều hình thức sinh hoạt phong phú và tuỳ vào phong tục tập quán của từng vùng mà có mức độ khác nhau. Có những loại Then phổ biến sau:

    1. Then cầu mong
    • Lễ cầu an:
    Người Tày - Nùng thường tổ chức lễ này vào tháng giêng hàng năm. Người ta đón ông bà Then về nhà lễ để cầu an bình. Lễ cầu an còn là ngày hội tụ xóm làng, vui xuân. Đây là loại Then vui, hát về tình ca, sử ca. Thường thì người ta mời các ông bà Then có giọng hát hay, biết nhiều làn điệu đàn giỏi về làm lễ trong ngày này để mọi người cùng thưởng thức.
    • Lễ giải hạn:
    Lễ này được tổ chức vào bất kỳ ngày nào dịp nào trong năm. Bởi cứ khi thấy có điều không lành, người ta thường mời Then về cúng để cầu mong sự may mắn, an bình, tai qua nạn khỏi/
    • Lễ cầu bjoóc, cầu va hay còn gọi là cầu tự.
    Người Tày - Nùng ví con cái là bông hoa. Do vậy, những đôi vợ chồng mới cưới hay không có con đều mời Then về làm lễ câu bjoóc, cầu va…Họ hy vọng Then hoặc mo hoặc sliên sẽ hát cầu xin với Hoa VươngThánh Mẫu vốn là nữ thần trong coi về tình yêu, hạnh phúc, con cái của thiên hạ. Người Tày-Nùng cho rằng bà là bà mụ của những đứa trẻ, do vậy bà có quyền ban phát hoa vàng hoa bạc cho ai là tuỳ. Mặt khác, bà còn có thể ban pháu sức khoẻ cho bọn trẻ…
    • Lễ câu mùa, cầu đảo, diệt trùng.
    Đây là lễ mang tính chất cộng đồng làng bản. Thường được tổ chức vào ngày đầu xuân tại nơi thờ thổ công, miếu thần hoặc trên thửa ruộng của làng. Người ta mời ông Then, bà Then có nơi mời thầy mo thầy tạo về làm lễ với mục đích cầu mùa. Lễ này ngoài những đoạn hát mang tính nghi lễ, ông bà Then còn hát về những đoạn năm tháng, lịch, kinh nghiệm làm ăn của từng tháng trong năm. Ngày này còn là ngày tụ hội làng bản vui xuân, chúc mừng năm mới vui vẻ sau một năm làm việc mệt nhọc.

    2. Loại Then chữa bệnh
    Trước đây, dân tộc Tày - Nùng cũng như các dân tộc khác đều cho rằng người ốm, chết do nhiều nguyên nhân. Nhiều người ốm do không hiểu nguyên nhân sinh bệnh nên họ cho rằng do thần linh ma quỷ làm hại. Có thể hồn bị xúc phạm bỏ đi hay do sợ hãi quá cũng hốt hoảng bỏ đi. Khi đó, nếu muốn biết người ốm bị sao, người ta phải nhờ đến Then giải quyết có khả năng thương lượng với thần linh dùng sức mạnh trấn áp quỷ thần có khả năng sai khiến âm binh đi tìm hồn về nhập vào xác. Then chữa bệnh bằng sức truyền cảm âm nhạc, thơ ca, phần nào làm trọng chức năng an ủi, dỗ dành nỗi đau của người bệnh, làm cho mọi người thấy tâm hồn thanh thản hơn sau buổi làm Then. Đây là phương pháp chữa bệnh bằng tinh thần của người Tày - Nùng xưa.

    3. Loại Then tống tiễn.
    Những gia đình có người chết hoặc đứa trẻ xấu số, sau khi chôn cất xong, chọn được ngày lành, người Tày - Nùng thường đón Then về làm lễ tiễn hồn người chết đi khỏi nhà để không quấy rối những người còn đang sống.

    4. Loại Then vui mừng, chúc tụng, ca ngợi.
    Thưòng những nhà giàu xưa kia khi có việc mừng thường hày mời Then đến đàn, hát vui, chúc tụng ca ngợi. Những cuộc làm Then này phải theo trình tự như các đám cúng lễ. Lời ca phần lớn ứng tác cho phù hợp với yêu cầu của hoàn cảnh. Tuy nhiên, cũng có một số bài mẫu, đối tượng giao tiếp chủ yếu là người chức không phải là thần linh.

    5. Loại Then trung lễ, đại lễ cấp sắc (lẩu Then, lẩu vửt…)
    Những người làm Then thường 3-5 năm phải làm lễ cấp sắc một lần gọi là đại lễ. Nhưng cũng có Then vì hoàn cảnh kinh tế khó khăn, không có khả năng làm lễ đúng kỳ hạn thì phải làm lễ trung để khất. Người Tày –Nùng gọi là trung lễ là Hất lẩu khao mạ, chỉ mời một người Then đến làm giúp và chỉ cần chút hương hoa quả thết đãi binh mã và tổ sư đồng thời xin khất với ngọc hoàng đến kỳ sau sẽ làm đại lễ.
    Đại lễ của nhà Then là lễ đem lễ vật gồm hương, hoa, trà rượu vàng bạc châu báu gạo thịt bánh trái tiến dâng lên Ngọc hoàng thượng đế để thỉnh cầu nhà vua ban cấp cho Then. Mỗi lần lẩu Then là một lần Then lên chức. Then nào lo làm lẩu Then nhiều lần thì chức tước càng cao tang thên uy tín với quần chúng có quyền hạn oai phong giải quyết nhiều việc cứu nhân độ thế.
    Trong Then có chức tước quyền hạn được phân chia theo từng cấp độkhác nhau và rõ ràng. Lẩu Then là một lễ quan trọng. Chức tước Then được đánh dấu bằng tua trên mũ của các ông bà Then. Số tua cao nhất có thể lên tới 15. Khi không còn làm Then nữa một số nơi làm lẩu Then nhưng với mục đích tạ ơn.

    Nguồn: ST
     
    hoamamxoi thích bài này.

Chia sẻ trang này