Có tín chủ gửi cho thầy bức thư như sau: ....Bước chân vào những chốn thâm nghiêm, u hoài… trước đây như mọi người, con cũng lặng lẽ đi rải tiền đặt lễ khắp các ban thờ lớn lớn nhỏ, rồi khấn cầu những điều ấp ủ trong lòng. Cũng như phần đông cư dân đất Việt, trong tư duy và tiềm thức của họ nghĩ rằng đi lễ chùa càng nhiều, cúng lễ thật nhiều, công đức không tính toán thì cuộc đời sẽ được " thảnh thơi, mát mẻ”??? Họ đi theo phong trào, họ tự hào vì thấy mình đã làm từ thiện, góp chút công sức vào để tu bổ xây chùa… Nay mới thấy mình hấp hơi. Đi nhiều, lễ lắm, rải tiền lẻ không phải là tốt. Công đức nhiều mà không đúng cách có khi còn bị phạt. Gần hết đời người mới hiểu Phật tại Tâm có nghĩa là gì thầy ạ. Có đi mới thấy , bên cạnh những ngôi chùa, nhà sư, vị trụ trì còn giữ tâm đạo, góp phần gìn giữ chốn thiền môn thanh tịnh, thì nhiều chùa giờ xây dựng to cao, rộng đẹp, cảnh vật cây cối hoa lá, đá gạch… nguy nga, người đi lễ chùa cứ như nêm, như đi trẩy hội, đi quanh năm suốt tháng. Có nhiều nơi chốn thiền tự giờ không giống ngày xưa. Các nhà chùa thay vì giảng pháp định hướng tâm linh đúng đắn thì nay làm Phật sự nhiều nên cũng chiều theo nhu cầu thị hiếu của nhân dân hay Phật tử để cúng sao, giải hạn, hộ niệm, chạy đàn, giải oan, cắt kết, thỉnh vong, bắt trùng, bắt ma, phả độ gia tiên, cầu siêu, phá ngục.. liên tục liên tục không ngừng nghỉ. Có nhà chùa bắt tay với doanh nghiệp xây dựng tu bổ các hạng mục kĩ càng ,biến nhà chùa thành chốn “kinh doanh tâm linh” béo bở với lãi ròng thu về vô kì hạn và lớn tới mức không có bất cứ ngành kinh doanh buôn bán nào có thể lãi như thế . Việc truyền pháp cũng mỗi chùa mỗi khác. Kinh pháp mỗi thầy giảng mỗi kiểu. Có nhà sư trụ trì chùa làng, chùa huyện, chùa phố nhưng chưa phải đã hiểu sâu thấu đáo về chân gốc Pháp, Phật. Có nhà sư quay lại cách tu khổ hạnh, ngày ăn 1 bữa, tối ngủ ngoài rừng. Học theo kinh sách cách đây hơn 2500 năm. Có nhà sư dùng truyền thông khuếch trương thanh thế. Có người khoác áo người xuất gia tu hành nhưng thực hành không đúng đạo pháp để lại sự nghi ngại trong dân chúng về sự thoái hóa, xuống cấp về tôn giáo mà họ đang tin theo, đang tôn thờ. Việc bổ nhiệm các nhà sư trụ trì chùa còn đôi khi xảy ra điều tiếng, gây mất đoàn kết. Chùa cả nước có đến mấy chục ngàn ngôi, chùa sau cứ to hơn chùa trước, mà đạo đức con người thì ngày càng thoái hóa, biến chất. Gia đình văn hóa, làng văn hóa, xã văn hóa … được trao tặng danh hiệu rất nhiều, nhưng số lượng các vụ vị phạm pháp luật ở các góc độ lại tỷ lệ thuận, ngày càng tăng .... Giờ con mới thấy lời thầy nói thật là sâu sắc : " Khi nào các tôn giáo trên thế giới không còn tồn tại, thì đó chính là lúc loài người có trí tuệ đạt tới đỉnh cao"
Con cảm ơn Thầy đã đăng những bài chia sẻ tâm sự về tâm linh rất bổ ích gắn với thực tế ạ. Hôm mùng 1 đầu tháng gia đình con đi lễ tại chùa tiên. Ban đầu đi cả nhà đều rất hào hứng vui vẻ ạ. Khi đến chùa lễ bái phật. Thánh đi vào hang ban đầu cảm thấy rất đẹp ạ. Nhưng rồi tiếp cận với con người, cách làm việc, suy nghĩ, tính toán của họ, cả những điều ganh tỵ rồi chia phe phái, xì xào chuyện xây thêm ở chùa mà con thấy mất dần đi sự linh thiêng chốn thờ tự...lại còn có những con người không biết liêm sỉ bắt nạt người ở xa đến ạ, họ canh ở chỗ để xe của nhà con rồi chờ lúc con về thì đòi thu 30000 đồng/1 người. Con quay video đối chất thì họ mới rời đi. Con thấy thật buồn thay khi mà ngày càng công khai lộ liễu những hình thức buôn thần bán thánh như vậy ạ
Thực trạng vấn đề tâm linh rất nhức nhối, như cái ung nhọt trong cơ thể chưa chữa trị được. Tác giả bài viết nói đúng Tôn giáo thì ngày càng phát triển và bành trướng mà đạo đức con người ngày càng xuống cấp thảm hại. Đua nhau xây chùa to chùa nhỏ nói rằng công đức xây đền đúc tượng là công đức vô lượng? Trong khi đó còn biết bao nhiêu cảnh nghèo khó bần hàn, khốn khổ cần tới sự giúp đỡ thì lại chẳng ai để ý tới hoặc có để ý tới thì chủ yếu lợi dụng để phô trương thanh thế, quảng bá kinh doanh hoặc hỗ trợ bèo bọt chả đáng bao nhiêu. Rồi cơ sở hạ tầng, điện đường trường trạm...cần nhiều kinh phí đầu tư thì chẳng có. Nhưng hễ nói xây chùa xây đền thì dân lấy ở đâu ra lắm tiền thế, ủng hộ không đắn đo, đong đếm. Thay vì làm một bức tượng phật nghìn tỷ thì hãy lấy số tiền ấy mà làm cho cuộc sống vạn dân thêm ấm no hạnh phúc, tâm trí khai sáng, tri thức nâng cao, xã hội thêm giàu mạnh văn minh.
Thưa thầy xã hội bây giờ kinh doanh tâm linh là siêu lợi nhuận. không ai định giá được giá trị tâm linh. do vậy khi liên qua đến vấn đề tâm linh có ai dám mặc cả đâu. 1 bức tượng được đặt ở 1 vị trí tâm linh cũng có giá hơn 10 triệu, bằng mấy tấn thóc. bằng cả 1 đến 2 năm tần tảo chăm sóc đồng ruộng Xã hội bây giờ xin được 1 giấy phép tu bổ, xây cất để cho dân chúng đến có giá cực kỳ cao. - Trò thấy có 1 số nơi phản bác về tín ngưỡng tứ phủ nhưng lại cứ thu tiền để cắt duyên, giải nghiệp, giải oan gia, mà những nơi như vậy lại không thuộc lĩnh vực đó mà họ lại cứ thu tiền rồi lại phê phán tứ phủ là không tốt. - Xã hội bây giờ đa số thắng tiểu số biết làm sao được. nói nhiều rõ là sai vẫn át được nói ít bảo nói ít là sai nhưng thực sự là nói ít đúng là chất lượng nhưng cuối cùng số đông lại hùa theo người nói nhiều nói rối thành đúng. cũng như mấy ông lừa đảo thì mồm ra rả.nói liên mồm. nói dối không ngượng lại được nhiều người hâm mộ. lại nghĩ ông ấy đúng