LỜI BÀN: Tu được là tốt vì hành động đó thuận theo Nhân Quả, có thể sửa nghiệp tăng phúc, nhưng nên minh mẫn mà tu. Học tu thì phải sáng suốt để có cái nhìn chân thật và rõ ràng. Thế nào là đúng là sai đối với người mới tu thì không thể nào phân biệt nổi, họ giống như đứa trẻ thơ mới đi học chữ viết, thầy dạy thế nào họ cứ thế bắt chước làm theo như vậy. Cho nên, muốn giác ngộ cho chúng sanh đi đúng con đường đạo pháp chân chính, thì trước hết người thầy phải là người truyền đạt kiến thức sao cho đúng đắn chứ đừng khuyến khích vọng tưởng. Không muốn bỏ công sức để tìm hiểu, học tập và rèn luyện, mà lại muốn có thành quả sở cầu như ý, thì kinh phật chưa thấy có chương nào nói đến. Thầy tu ra sao đó là việc của thầy, có đắc đạo thành Phật hay Bồ Tát cũng tùy duyên của thầy, nhưng với đại chúng thì mỗi người mỗi nghiệp, nặng nhẹ khác nhau. Họ phải tự thân vận động mà thay đổi cách nghĩ, lối sống của mình, có thể nhìn vào tấm gương của thầy mà học tập noi theo, tự suy tự luận, tự tu tự độ thì mới có được kết quả. Cho rằng chỉ cần nhìn thấy mặt thầy, chỉ nghe pháp của thầy mà được thầy hóa độ đến khi nào họ sanh về Tây Phương mới thôi, thì đây đích thị là tham cầu vọng tưởng, điều kiêng kỵ lớn nhất của người tu hành. Bản thân thầy còn đang vướng vào tam duyên (duyên phận, duyên nghiệp, duyên nợ) nên mới phải đầu thai vào cõi Dục Giới này làm người để mà tu, mà sửa. Thành quả tu tập mà thầy vừa mới đạt được chỉ là điều kiện “cần” chứ chưa phải là “đủ” để thầy có quyền xem mình như là một vị Bồ Tát sống, tùy tiện áp đặt quyền hạn của siêu hình vào bản thân. Đối với những người vốn có tâm thiện tính lành thì chẳng nói làm gì. Đối với những người có tâm địa bất chính, ác nghiệp sâu dày không thể ngộ đạo mà dễ dàng được sanh về Tây Phương như thế, thì có thể trong tương lai không còn cái tên “Tây Phương Cực Lạc” mà đổi thành “Tây Phương Loạn Lạc”. Admin PHÚC TÂM PHÁP SƯ
Thầy phân tích quá đúng ạ! Giờ chả nói bên đạo phật đâu mà bên đạo Mẫu (tín ngưỡng thờ mẫu tam phủ) các thanh đồng chỉ là lính là ghế, nhưng họ xưng là Cậu này Cậu nọ, Cô này Cô kia với thiên hạ như đúng rồi. Lại còn bà xưng là Mẫu The Thé gì đó....đúng là thời mạt pháp có khác.
Thưa Thầy! Cảm nhận đầu tiên khi con nhìn bức tranh của ông thầy tu này, con thấy: ánh mắt còn che dấu nhiều ẩn khuất, phần vòm miệng thì cho thấy rõ sự ưa thích ăn của ngon vật lạ... lại cộng thêm phát ngôn sai lạc "... sẽ quay lại hóa độ cho những ai nhìn thấy, nghe pháp của ông ta cho đến khi sanh về Tây Phương..." thì con biết con người này có vấn đề, không thể tin theo được ạ.
Thưa Thầy! Nhận tiện những phát ngôn sai lạc của ông thầy tu trên, con xin phép phóng bút viết đôi dòng thơ ạ. SAI LẠC Sai lạc kinh pháp chân truyền Ngàn năm xoay mãi con thuyền lênh đênh Muôn dòng thác lũ gập ghềnh Làm sao giữ nổi lòng mình lung lay Gương xưa rọi sáng đến nay Có đâu hư ảo giữa ngày và đêm Sương sa đọng phút êm đềm Một cơn gió thoảng bỏ quên thân mình.
Thưa các bạn Đồng môn Được HT Diệu Liên độ cho thì có thể Đúng rồi. Nhưng có sanh về Tây phương hay không là chuyện khác. Chắc là khó
Thưa Thầy! Sau khi tiếp tục suy nghĩ con thấy rằng: con đường tái sanh về cõi Tây Phương của những người tu tập theo đạo Phật nó sẽ gần, ngắn hơn nếu như tu và thực hành theo những giáo lý của chính đạo, và nó sẽ trở nên xa vời... nếu như tâm trí mê mờ, làm điều sai trái. Như lời khuyến tu trên thì con đường tái sanh đến cõi Tây phương cực lạc thật quá xa vời vợi ạ.
Cũng chưa chắc đâu (phần chữ đỏ). Người tu tập có đắc thành chính quả hay không chỉ cần xem trí tuệ của họ là rõ như gõ mõ ngay. Người tu mà tràn đầy tham vọng thì sao mà đắc nổi. Không đắc thì còn vướng mắc, còn vướng mắc thì sao độ cho người ta đây. Mà ý của anh là ông ta độ về cái việc gì nhỉ? May mắn à? Làm ăn tốt? Hạnh phúc hay công thành danh toại? ....những cái này đều phải dựa trên nhân quả, vì thế mới gọi là tùy duyên. Phật có thần thông cao siêu quảng đại như thế còn nói không can thiệp được vào định nghiệp của nhân sinh. Vậy ông ta làm được điều đó có nghĩa là ông ta giỏi hơn cả đức phật rồi. Anh cũng giỏi gần bằng cái ông thầy tu này luôn. Chúc mừng ! Chúc mừng!