THÔNG TIN TRANG WEBSITE

Có ai căn Kim Chi Đôi Nước?

Thảo luận trong 'Hỏi - Đáp tâm linh' bắt đầu bởi phuctamphapsu, 19/10/18 lúc 22:37.

  1. phuctamphapsu

    phuctamphapsu Giáo Sư cấp 1 Thành viên BQT

    Tham gia ngày:
    10/5/18
    Bài viết:
    307
    Đã được thích:
    1,326
    Điểm thành tích:
    60
    Giới tính:
    Nam
    Nơi ở:
    TP. Hồ Chí Minh
    CÂU HỎI:
    Con chào Thầy!
    Con thường nghe các thanh đồng nói câu : Người này làm việc cho Đức Ông . Người kia làm việc cho Ông Đệ Tam và người nọ có căn kim chi đôi nước .
    Vậy làm việc cho Đức Ông là làm việc gì thưa Thầy , và có thật không thưa Thầy
    Con chỉ mới bước vào hầu được 3 năm , nên có những điều con không hiểu Mong Thầy khai thị cho con
    Con xin cám ơn Thầy!

    TRẢ LỜI:
    Tín chủ sinh sống ở nơi đâu mà thường được nghe những câu lạ tai như vậy?
    Người thanh đồng chỉ là lính, là ghế, thân phận thấp hèn, nghĩa vụ và bổn phận phải phụng thờ hầu hạ Chư vị tiên thánh. Chư vị thuộc Tứ Phủ nếu chấm lính bắt đồng ai thì người đồng nhân đó sẽ là lính của vị đó nói riêng và là lính của Tứ Phủ nói chung. Trong trường hợp người đồng nhân thuộc nhóm đồng soi căn, nối quả, gọi hồn thì phải phụng lệnh tiên thánh để thi hành pháp sự hoặc làm những công việc được quy định từ sắc lệnh được "bề trên" ban cấp. Như vậy gọi là "Lính ghế Tứ Phủ làm việc theo quy định" chứ không phải là "người làm việc" riêng cho một vị thánh nào.
    Tuy nhiên, vì nhà Trần không nằm trong Tứ Phủ, cho nên không có lính, ghế của đức Ông (Trần Triều đại vương) và ông Đệ Tam trong Đình thần Tứ Phủ. Như vậy, cách nói người này làm việc cho đức Ông hay người kia làm việc cho đức ông Đệ Tam đều là vọng tưởng, sai lầm.
    Người có căn quả sau khi đã ra trình đồng mở phủ và hầu tạ bách nhật thì chính thức trở thành thanh đồng. Hết thời gian một khóa là 3 năm thì được gọi là người Kim Chi Đôi Nước, chứ không có ai "Căn kim chi đôi nước". Sự hiểu ở đây của người đời chính là cho rằng người thanh đồng hầu hạ bên Tứ Phủ nhưng lại kiêm cả lính ghế bên nhà Trần. Từ đó, họ (hay nói đúng hơn là các thầy/bà) tự đưa ra khái niệm là "Kiêm chi đôi nước" hoặc "Kim Chi Đôi Nước" như tín chủ đã được nghe.
    Tín chủ nên dành thời gian để xem video các bài giảng của thầy, tự nhiên bản thân sẽ sáng tỏ ra nhiều điều.
     

Chia sẻ trang này